• Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Môn Anh
  • Môn Địa
  • Môn Hóa
  • Môn Lý
  • Môn Sinh
  • Môn Sử
  • Môn Toán
  • Môn Văn

Học tập Việt

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.

Bạn đang ở:Trang chủ / Môn Hoá Lớp 8 / Lý thuyết Hoá 8 – Chương 6 – PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÒA TAN MỘT CHẤT VÀO NƯỚC VÀ VÀO DUNG DỊCH CHO SẴN

Lý thuyết Hoá 8 – Chương 6 – PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÒA TAN MỘT CHẤT VÀO NƯỚC VÀ VÀO DUNG DỊCH CHO SẴN

01/04/2019 bởi admin

1) Đặc điểm bài toán
– Hóa chất đem hòa tan có thể là chất khí, chất lỏng hay chất rắn.
– Sự hòa tan có thể có phản ứng hoặc không có phản ứng giữa chất đem hòa tan với nước hoặc chất tan có sẵn trong dung dịch.

2) Cách làm
Bước 1: Xác định dung dịch sau cùng (sau khi hòa tan hóa chất) có chứa chất nào
– Cần lưu ý xem có phản ứng giữa chất đem hòa tan với H2O hay chất tan trong dung dịch cho sẵn hay không? Sản phẩm phản ứng (nếu có) gồm những chất tan nào?
– Nếu chất tan có phản ứng hóa học với dung môi, ta phải tính nồng độ của sản phẩm phản ứng chứ không được tính nồng độ của chất tan đó.
Bước 2: Xác định lượng chất tan có trong dung dịch sau cùng
+ Nếu không xảy ra phản ứng: mct sau pha = mct thêm vào + mct có trong dd đầu
+ Nếu xảy ra phản ứng:
– Lượng chất tan sau phản ứng gồm: sản phẩm phản ứng và các chất tác dụng còn dư
– Lượng sản phẩm phản ứng tính theo PTPƯ phải dựa vào chất tác dụng hết.
Bước 3: Xác định lượng dung dịch mới (khối lượng hay thể tích)
* Khi hoà tan 1 chất khí hoặc 1 chất rắn vào 1 chất lỏng có thể coi:
– Thể tích: Thể tích dung dịch mới = Thể tích chất lỏng
– Khối lượng:
+ Nếu không xảy ra phản ứng: mdd sau pha = mchất thêm vào + mdd trước pha
+ Nếu xảy ra phản ứng: mdd sau = mchất thêm vào + mdd trước pha – mkhí hoặc kết tủa sinh ra (nếu có)
* Khi hoà tan 1 chất lỏng vào 1 chất lỏng khác, coi sự pha trộn không làm thay đổi đáng kể thể tích chất lỏng:
– Thể tích: Thể tích dung dịch mới = Tổng thể tích các chất lỏng ban đầu

 

Bài liên quan:

  1. Lý thuyết Hoá 8 – Chương 6 – PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÒA TAN KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN VÀO DUNG DỊCH AXIT

  2. Lý thuyết Hoá 8 – Chương 6 – PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHA TRỘN 2 DUNG DỊCH CÓ XẢY RA PHẢN ỨNG

  3. Lý thuyết Hoá 8 – Chương 6 – PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHA TRỘN 2 DUNG DỊCH KHÔNG XẢY RA PHẢN ỨNG

  4. Lý thuyết Hoá 8 – Chương 6 – PHA CHẾ DUNG DỊCH – PHA LOÃNG HOẶC CÔ ĐẶC DUNG DỊCH

  5. Lý thuyết Hoá 8 – Chương 6 – NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

Thuộc chủ đề:Môn Hoá Lớp 8 Tag với:Hóa 8 Chương 6

Reader Interactions

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng và tính chất
  • Định nghĩa đường trung trực của tam giác và định lý về 3 đường trung trực trong tam giác
  • Định nghĩa hình tứ giác, các hình tứ giác phổ biến và đặc điểm
  • Định nghĩa hình vuông, chu vi, diện tích hình vuông
  • Định nghĩa hình tam giác cân, tam giác vuông cân – Toán lớp 7

Nhóm học

  1.  Học Giải
  2.  Book Toan
  3.  Trắc nghiệm
  4.  Giải bài tập hay
  5.  eBook Toán

Học VN © 2017 - 2019 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.